Chúng ta quen thuộc với câu nói “Chớ tham lam”. Thật không may, chúng ta cũng rất quen thuộc với ham muốn đó! Mặc dù biết rằng không nên tham lam, nhưng tất cả chúng ta đều thường xuyên kinh nghiệm nó.
- Ảnh hưởng của việc ly hôn: Các bước giúp trẻ sớm ổn định tinh thần
- Ảnh hưởng của việc ly hôn đối với tâm lý trẻ em
- Một hướng dẫn ngắn giúp thấu hiểu con cái bạn
- Sự phát triển cảm xúc & xã hội ở trẻ em và thanh thiếu niên
- Giúp đỡ con bạn vượt qua những sự kiện bi kịch

Vậy làm thế nào để vượt qua sự tham lam? Làm sao để hiểu rõ và bắt đầu đối phó với nó? Làm sao để biến tham lam thành thoả lòng?
Bước 1: Xác định đối tượng hoặc người mà bạn đặc biệt ham muốn
Bước đầu tiên là xác định các đối tượng hoặc những người bạn đặc biệt ham muốn. Tham lam luôn xảy ra trong bối cảnh cụ thể, và những ham muốn bên trong chúng ta luôn gắn liền với người hoặc vật cụ thể. Vậy, bạn thường thèm muốn ai hay thứ gì quá mức? Một người cụ thể mà bạn muốn hẹn hò, đối tượng cụ thể mà bạn muốn sở hữu – điện thoại mới, những bộ quần áo đẹp đẽ hay chiếc máy tính xách tay sành điệu. Dù đó là gì hay là ai, bạn cần phải xác định rõ. Chúng ta không thể tham lam chung chung. Vậy nên, bước đầu tiên đối phó với tham lam là xác định các đối tượng và/hoặc những người bạn thường thèm muốn.
Bước 2: Xác định lý do bạn ham muốn những đối tượng/người cụ thể đó
Có thể bạn ngạc nhiên, nhưng chỉ xác định đối tượng hoặc người đó thôi thì không đủ. Bạn phải nghĩ về lý do bạn thèm muốn đối tượng hoặc người đó. Tại sao lại là họ mà không phải ai khác? Tại sao là thứ này mà không phải cái gì khác? Tại sao người/đối tượng đó có sức hấp dẫn đến vậy trong lòng bạn?
Điều này sẽ giúp bạn xác định những ham muốn sâu bên trong mà thường là động cơ thúc đẩy bạn. Nó thường là những ham muốn vun vén cuộc sống, tác động đến mọi lĩnh vực. Xác định cụ thể những ham muốn vun vén cuộc sống đó là gì sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Ví dụ, bạn thường thèm muốn các thiết bị công nghệ cao hoặc đi du lịch. Hãy thử phán đoán xem tại sao những thứ cụ thể đó lại hấp dẫn bạn như vậy. Có phải vì chúng giúp bạn đạt được sự tán đồng của xã hội? Hay giúp nâng cao năng suất? Hứa hẹn tiện lợi hơn hoặc thoả thích hơn?

Bước 3: Thừa nhận và từ bỏ
Khi đã xác định những ham muốn cụ thể đó là gì, hãy thừa nhận đó là những ham muốn ích kỷ chỉ phục vụ cho cái tôi. Ý thức được những hậu quả của lòng tham ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình dù ở cấp độ nhỏ nhất sẽ giúp bước đến từ chối, giết chết những ham muốn đó. Động cơ để từ bỏ những ham muốn ích kỷ đó là để cho tấm lòng có không gian cho tình yêu thương, cảm thông, tha thứ, thương xót đối với những người xung quanh mình.
Bước 4: Mở rộng tấm lòng mình bằng việc làm lành và cho đi
Có câu nói rằng “Đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy ban cho cách rộng lượng”
Bằng cách làm việc lành và cho đi rộng lượng, chúng ta theo đuổi một cuộc sống đúng ý nghĩa và chân thật. Những hành động thực tế sẽ giúp chúng ta xây dựng phong cách sống với lòng trắc ẩn, khao khát sự sống và hạnh phúc cho mình và cho những người có hoàn cảnh khác thiếu may mắn hơn.
Thỏa lòng
Thỏa lòng là tận hưởng sự tự do khi không còn tham muốn bất kỳ ai hoặc bất kỳ điều gì. Nó là khi trân quý những gì bạn được ban cho trong cuộc sống dù trong hình thức vật chất hay tinh thần. Nhà văn Jeremiah Burroughs viết: “Thỏa lòng là một viên ngọc rất hiếm. Nhưng đó là viên ngọc quý giá đáng để tìm kiếm.”
Thỏa lòng là hạnh phúc thật đáng cho chúng ta theo đuổi!
—
Nguồn: biblicalcounselingcoalition.org
Hồng Nhạn dịch