Lễ tạ ơn là gì?

Có lẽ từ trước đến nay, trong chúng ta đã không ít lần được nghe về ngày lễ này. Chúng ta có lẽ có nhiều khái niệm khác nhau về ý nghĩa của ngày lễ này. Để hiểu rõ ý nghĩa của ngày lễ, chúng ta cần bắt đầu với nguồn gốc hình thành của nó.
Ảnh bởi Alison Marras trên Unsplash

Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là một ngày lễ tổ chức tại khu vực Bắc Mỹ, thường được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Lễ Tạ Ơn được tổ chức hàng năm chủ yếu tại Hoa Kỳ, Canada một số đảo ở Caribe và Liberia. Ngày lễ này có ý nghĩa lúc đầu là mừng việc thu hoạch được mùa và tạ ơn Chúa Trời đã cho con người được sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ khi George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Mỹ đã tuyên bố ngày Lễ Tạ Ơn trở thành một ngày lễ chính thức của Mỹ vào năm 1789.

Lễ Tạ Ơn thường được tổ chức với gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui, và nhất là một bữa tiệc buổi tối, gia đình sum họp ăn uống vui vẻ. Đây là một ngày quan trọng cho đời sống gia đình, nên dù ở xa, con cháu thường về với gia đình. Lễ Tạ Ơn là một ngày truyền thống dành cho gia đình bạn bè sum họp bên nhau cho một bữa ăn đặc biệt. Bữa ăn đặc biệt này thường bao gồm gà tây, khoai tây, nước sốt việt quất, bánh bí ngô, rau xanh…

Có lẽ từ trước đến nay, trong chúng ta đã có không ít lần được nghe về ngày lễ này. Nếu chúng ta không hiểu về nguồn gốc xuất hiện của Lễ Tạ Ơn thì chắc rằng trong số chúng ta sẽ có khái niệm khác nhau về ý nghĩa của ngày lễ này. Nhưng để hiểu rõ ý nghĩa của ngày lễ, chúng ta cần bắt đầu với nguồn gốc hình thành của nó.

Nguồn gốc: Lễ Tạ Ơn bắt đầu như thế nào?

Vào khoảng năm 1621, sau phong trào cải cách giáo hội của Martin Luther tại Châu Âu, một số Cơ đốc nhân (những người tin vào Chúa Giê-xu) đã bị Vua của nước Anh buộc phải cải đạo theo Tôn giáo của Vua. Nhưng những người này đã quyết tâm giữ vững niềm tin, sau một thời gian bị bỏ tù thì cuối cùng họ bị buộc phải rời khỏi đất nước Anh. Vì vậy, họ đành phải lìa bỏ quê hương mình, cùng với gia đình đi tìm nơi sinh sống. Họ đã phải mạo hiểm đi bằng thuyền từ Châu Âu đến Hoa Kỳ. Cuối cùng thì họ tới được Plymouth vào một mùa đông rất khắc nghiệt. Một nửa số người trong số họ đã không qua nổi mùa đông khắc nghiệt này.

Khi đó, vì là Cơ Đốc nhân nên những người này đã kêu cầu với Đức Chúa Trời và Ngài đã dạy họ hãy kết bạn với người dân địa phương. Họ đã vâng lời Chúa dạy và đã được người dân da đỏ giúp đỡ. Những người dân da đỏ đã dạy họ cách sinh tồn tại vùng đất này bằng việc trồng trọt, săn bắt…. Năm đó họ trúng mùa, thêm vào đó có sự xuất hiện của những chú gà tây rừng giúp cho họ được đầy đủ thức ăn.

Và với sự cảm động sâu xa về sự ban cho của Đức Chúa Trời, họ đã cùng nhau họp lại để cảm tạ Ngài và từ đó Lễ Tạ Ơn được hình thành.

Nguồn: tuoitre.vn

Ý nghĩa thực sự của ngày Lễ Tạ Ơn là gì?

Bắt nguồn từ sự hình thành của Lễ Tạ Ơn, ngày này được những người Anh Quốc di cư sang Hoa Kỳ tổ chức để cảm tạ Đức Chúa Trời vì những điều Ngài đã ban cho họ. Lễ Tạ Ơn được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn nhau và nhất là tạ ơn Chúa đã ban cho vụ mùa màng được sinh hoa kết trái, lương thực dồi dào và dùng đủ, và tất cả các ơn lành khác ta nhận được trong cuộc sống. Như vậy, cho đến ngày nay việc tổ chức Lễ Tạ Ơn với sự cảm tạ về phước hạnh từ Chúa ban đã được lan truyền ra khắp nơi trên thế giới. Người Việt chúng ta tới ngày này, cũng hãy biết ơn “Ông Trời”, Đấng đáp ứng những nhu cầu chúng ta, như trong câu ca dao từ xưa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Tỏ lòng biết ơn là một hành vi đạo đức cao quý. Tâm tình tạ ơn không chỉ có trong những lúc chúng ta nhận được các điều tốt lành, những phước hạnh, nhưng cả trong những khi gặp khó khăn thử thách. Trong Lễ Tạ Ơn năm nay, dù cho chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào, hãy tạ ơn tình yêu, sự tốt lành mà Ông Trời đã dành cho chúng ta.


bởi Quỳnh Mai

Mã thông tin của Thượng Đế

DNA trong các sinh vật sống là bằng chứng sống động cho thấy có một Đấng Tạo Hóa. Nó mang những thông tin không thể đến từ các nguồn lực tự nhiên, nhưng từ một Đấng Chí Tôn thông thái.
Ảnh từ lifehopeandtruth.com

Trên thế giới, nhiều người không tin rằng Chúa tồn tại, tự xưng mình là người vô thần. Những người khác tin rằng có Chúa, nhưng họ chưa chứng minh được sự tồn tại của Ngài. Còn những người theo thuyết bất khả tri thì không chắc liệu Chúa có tồn tại hay không. Chúa nói về những người không tin Ngài tồn tại: “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:20).

Câu Kinh Thánh này áp dụng cho cả loài người. Từ ban đầu, con người có thể thấy những thứ được Chúa tạo ra, sự phức tạp và trật tự đáng kinh ngạc của công trình sáng tạo. Nhưng trong hàng ngàn năm, loài người vẫn chưa nhận thức được một phần tuyệt vời của sự sáng tạo, ẩn giấu trong từng tế bào của mọi sinh vật sống: DNA.

Năm 1953, James Watson và Francis Crick trở thành những nhà khoa học đầu tiên xây dựng mô tả chính xác về cấu trúc xoắn kép của DNA.

Kể từ khi được phát hiện, DNA trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn. Các nhà khoa học bắt đầu sắp xếp trình tự bộ gen người vào năm 1990, và một dự thảo đã được hoàn thành vào năm 2000. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên dương những người hoàn thành trình tự bộ gen người, và thừa nhận DNA là sáng tạo của Chúa. Ông nói: “Ngày hôm nay, chúng ta được hiểu về loại ngôn ngữ mà Chúa đã sử dụng để sáng tạo nên Sự sống. Hơn bao giờ hết, chúng ta nghiêng mình trước sự phức tạp, trước vẻ đẹp và sự diệu kỳ của món quà thần thánh nhất, thiêng liêng nhất của Ngài”.

Tiến sĩ Francis Collins, lãnh đạo Dự án bản đồ gen người đã theo tổng thống bước lên khán đài và tuyên bố: “Riêng với tôi, thật tuyệt vời và đáng kinh ngạc khi biết rằng lần đầu tiên chúng ta đọc được cuốn sách chỉ dẫn về chính bản thân mình, cuốn sách mà trước đó duy chỉ có Chúa biết đến”.

Điều đáng kinh ngạc là trong không gian cực nhỏ bé của mỗi tế bào trong cơ thể bạn, mã này dài đến 3 tỷ chữ cái!

Nhưng DNA là gì? Nếu nó thực sự là sáng tạo của một Nhà thiết kế thông minh và toàn năng, nó sẽ hoàn toàn chính xác, được mã hóa tối ưu và là phương pháp lưu trữ hiệu quả. Chúng ta sẽ giải quyết tất cả các khía cạnh này và thảo luận để hiểu được vì sao phân tử đáng kinh ngạc này phải có trong cuộc sống chúng ta.

DNA là gì?

DNA là tên viết tắt của axit deoxyribonucleic. DNA được tạo thành từ bốn hóa chất: adenine, guanine, cytosine và thymine, được biểu thị bằng các chữ cái A, G, C và T. Sự sắp xếp của bốn bazơ (nucleotide) này đóng vai trò là công thức cho các tế bào phiên mã, và sử dụng trong việc tạo ra protein từ axit amin. Các protein này sau đó được sử dụng cho các chức năng tế bào, tất cả mọi thứ từ việc mọc tóc đến biến thức ăn thành năng lượng.

Khi Bill Gates học sinh học ở trường trung học, ông thấy nó thật nhàm chán. Tuy nhiên, trong cuốn sách The Road Ahead/Con đường phía trước, ông giải thích một khái niệm đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình: “Tôi bước vào tuổi đôi mươi, tin rằng hóa học thú vị hơn nhiều so với sinh học. Sau đó tôi đọc Molecular Biology of the Gene/Phân tử Sinh học của Gen của James D. Watson – cuốn sách tuyệt vời khiến tôi nhận ra trải nghiệm thời trung học đã đánh lừa tôi. Sinh học, sự hiểu biết về cuộc sống bây giờ đối với tôi thú vị hơn nhiều so với hóa học. Sinh học là thông tin quan trọng nhất chúng ta có thể khám phá, bởi vì trong nhiều thập kỷ tới nó sẽ cách mạng hóa y học và mang đến phương pháp điều trị cho hầu hết các loại bệnh. DNA của con người giống như một chương trình máy tính, nhưng tiên tiến hơn nhiều so với bất kỳ phần mềm nào chúng tôi từng tạo ra” (1996, trang 227-228).

DNA có thể nhầm lẫn không?

DNA phải tự tái tạo mỗi khi một tế bào phân chia, vì vậy điều quan trọng là mã vẫn giữ nguyên trong mọi tế bào sinh vật. Độ chính xác của sự tái tạo này rất đáng kinh ngạc, từ các sinh vật đơn bào đơn giản nhất đến các sinh vật đa bào phức tạp nhất.

Hãy nhìn vào cả hai đầu quang phổ: vi khuẩn E. coli (prokaryote, tế bào không nhân, DNA lỏng lẻo bên trong tế bào) và con người (eukaryote, với các tế bào có nhân để chứa DNA).

“Phân tử DNA đơn là bộ gen của E. coli chứa 4,7 x 106 cặp nucleotide. Sự sao chép DNA bắt đầu tại một vị trí đơn, cố định trong phân tử này – điểm khởi đầu sao chép, tiến hành ở khoảng 1000 nucleotide mỗi giây, do đó được thực hiện trong không quá 40 phút. Nhờ vào độ chính xác của quy trình (bao gồm chức năng “đọc sửa bản sao’), chỉ có khoảng một nucleotide không chính xác trong mỗi 109 nucleotide được sao chép. Nói cách khác, bộ gen của E. coli (4,7 x 106)  được sao chép mà hầu như không mắc lỗi!

“Trung bình nhiễm sắc thể của con người chứa 150 x 106 cặp nucleotide được sao chép khoảng 50 cặp mỗi giây. Quá trình này sẽ mất một tháng, nhưng thực tế là có nhiều vị trí trên nhiễm sắc thể eukaryotic có thể bắt đầu quá trình sao chép… Khi quá trình gần hoàn thành, ‘bong bóng’ DNA vừa được sao chép sẽ gặp nhau và cuối cùng tạo thành hai phân tử mới (G. Tripathi, Cellular and Biochemical Science/Khoa học tế bào và sinh hóa, trang 353).

DNA có được mã hóa tối ưu không?

Hai mươi axit amin khác nhau tạo nên protein trong cơ thể con người, do đó, bốn ba-zơ (chữ cái) bằng cách nào đó phải mã hóa cho mỗi một axit amin. Theo quan điểm kỹ thuật, DNA có được mã hóa tối ưu không? Bốn chữ cái tạo thành bảng chữ cái và bộ ba chữ cái tạo thành từ ngữ (cô-đon).

Theo nhà khoa học và tác giả Werner Gitt, có bốn yêu cầu cho mã hiệu quả nhất:

  • Mã phải sử dụng ít vật liệu nhất để mã hoá cho ít nhất 20 axit amin.
  • Khi số lượng ký tự trong bảng chữ cái tăng lên, độ phức tạp của bộ máy thực hiện cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi nhiều tài liệu hơn và dẫn đến nhiều lỗi hơn trong quá trình sao chép, phiên mã và dịch mã.
  • Do hệ thống sao chép DNA (theo đó chuỗi xoắn kép được “giải nén” và mỗi chuỗi đơn nhận được các chữ cái bổ sung), số lượng chữ cái trong bảng chữ cái phải là số chẵn.
  • Để giảm lỗi trong nhiều quá trình sao chép, cần có phương án dự phòng chặt chẽ.

Tiến sĩ Gitt kết luận: “Từ quan điểm kỹ thuật, và theo các tiêu chí đã được xem xét ở đây, hệ thống mã được sử dụng trong các sinh vật sống để tổng hợp protein – bộ ba mã di truyền là tốt nhất trong tất cả các mã, đáp ứng bốn yêu cầu nhất định phải gặp. Điều này chứng tỏ thiết kế này là có chủ đích” (Without Excuse, 2011, trang 211).

DNA lưu trữ dữ liệu hiệu quả như thế nào?

Vì DNA sử dụng ít vật liệu nhất để mã hóa 20 axit amin, nên nó rất hiệu quả theo quan điểm lưu trữ dữ liệu. Tiến sĩ Gitt đưa ra các ví dụ để minh họa hiệu quả này:

  • DNA với kích thước chỉ bằng đầu đinh ghim sẽ chứa nhiều thông tin như 25 nghìn tỷ cuốn sách bìa mềm 189 trang. Số lượng sách như vậy sẽ cao gấp 920 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.
  • Nếu bạn kéo dài một miligam của một chuỗi xoắn kép vật liệu DNA, bạn sẽ phải kéo dài từ trái đất đến mặt trăng (Without Excuse, trang 288).

Thực tế, khả năng lưu trữ tuyệt vời của DNA đã khiến một số nhà khoa học cố gắng khai thác nó để lưu trữ dữ liệu! ExtremeTech báo cáo rằng “một nhà nghiên cứu sinh học và di truyền học tại Viện Harvard Wyss đã lưu trữ thành công 5,5 Petabits dữ liệu, khoảng 700 terabyte trong một gram DNA”.

Ý nghĩa cho sự tiến hóa

Tiến sĩ Gitt, cựu giáo sư hệ thống thông tin giải thích: “Lỗ hổng cơ bản của tất cả các quan điểm tiến hóa là nguồn gốc thông tin trong các sinh vật sống. Chưa ai chứng minh được rằng một hệ thống mã hóa và thông tin có thể tự hình thành [thông qua vật chất]. Các định lý thông tin dự đoán rằng điều này không bao giờ có thể. Do đó, giả thuyết rằng sự sống có nguồn gốc vật chất thuần túy đã bị loại trừ (In the Beginning Was Information, 2005, trang 123).

Theo nghĩa đen, không thể nào nói rằng: DNA với tất cả sự phức tạp, chính xác và cần thiết cho sự sống chỉ là sự tiến hóa. Chẳng khác nào nói rằng Thuyết tiến hoá của Darwin đã ra đời mà không có một tác giả hay khái niệm ngôn ngữ có sẵn nào!

Một số nhà khoa học trước đây ủng hộ thuyết tiến hóa đã đảo ngược quan điểm của họ vì những khám phá về thông tin tìm thấy trong DNA.

Dean Kenyon, giáo sư sinh học đã bác bỏ cuốn sách của ông về thuyết tiến hóa của Darwin: “Lĩnh vực di truyền phân tử mới này là bằng chứng thuyết phục nhất rằng Trái đất đã được thiết kế rõ ràng ( trích dẫn bởi Lee Strobel trong The Case for a Creator, 2004, trang 221).

Người vô thần nổi tiếng nhất thế giới, Giáo sư Antony Flew thừa nhận ông không thể giải thích làm sao DNA có thể được tạo ra và phát triển thông qua quá trình tiến hóa, nên đã chấp nhận rằng cần phải có một trí thông minh siêu phàm để tạo ra mã DNA.

“Sau nhiều thập kỷ niềm tin khăng khăng là một sai lầm, ở tuổi 81 Antony Flew đã kết luận rằng trí thông minh đã tạo ra vũ trụ. Một trí thông minh siêu nhiên là lời giải thích duy nhất cho nguồn gốc của sự sống và sự phức tạp của thế giới tự nhiên”, Flew nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Anh.

“Nghiên cứu về DNA của các nhà sinh vật học cho thấy, bởi sự sắp xếp cần thiết để tạo ra sự sống với mức độ phức tạp gần như không thể tin được, chắc chắn phải có trí thông minh tham gia”, Flew nói trong video mới, “Liệu khoa học đã phát hiện ra Chúa chưa?” (Richard Ostling, “Người vô thần hàng đầu bây giờ đã tin Chúa”, ngày 9 tháng 12 năm 2004).

Điều này có ý nghĩa gì với bạn?

Việc phát hiện ra DNA năm 1953 cho thấy thông tin dạng mã cần thiết cho cuộc sống như thế nào. Nhưng thông tin phức tạp như vậy không thể bắt nguồn từ những vật liệu đơn giản rơi vào đúng vị trí; nó buộc phải đến từ một Đấng Tạo Hóa thông minh siêu việt.

Quá trình sao chép DNA cho thấy cách thông tin này được truyền đi mà hầu như không có lỗi, sử dụng mã được thiết kế tối ưu để tạo nên các protein cần thiết cho sự sống.

Hôm nay, với những tiến bộ công nghệ, có thể thấy một vài khía cạnh nhỏ nhất trong công trình sáng tạo vĩ đại của Chúa, cung cấp thêm bằng chứng về “quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài” (Rô-ma 1:20).

Bạn có sẵn sàng đón nhận bằng chứng rằng Chúa có tồn tại qua công trình sáng tạo vĩ đại của Ngài không? Bạn sẽ chứng minh cho bản thân mình thấy rằng Ngài tồn tại? Và nếu Chúa có thật, liệu bạn có muốn tin và vâng phục Ngài không?

Nguồn: https://lifehopeandtruth.com
Hồng Nhạn dịch

Mục đích cuộc sống (Phần 1)

Tại sao bạn lại được sinh ra? Tất cả chúng ta đều hy vọng mình sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa, nhưng hầu hết vẫn đang mải mê tìm kiếm mục đích cuộc sống. Nhưng Thượng Đế có ý định gì cho cuộc đời chúng ta?
Tại sao bạn được sinh ra? Mục đích cuộc sống là gì?

Nhiều người trong chúng ta quá bận rộn với sự nghiệp, việc nhà và các hoạt động giải trí đến nỗi không có thời gian để suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống.

Nhưng đôi khi, đâu đó trong tâm trí chúng ta có một cảm giác bứt rứt, rằng cuộc sống không thể nào chỉ có bấy nhiêu. Cuộc sống chắc chắn phải mang một mục đích, để chúng ta theo đuổi và hoàn thành.

Những suy nghĩ như vậy thường xuất hiện trong những giai đoạn chuyển tiếp đầy cảm xúc của cuộc đời: khi chúng ta xa nhà, nhận công việc đầu tiên, kết hôn, sinh con, có một tổ ấm hoặc nghỉ hưu…

Câu hỏi về mục đích cuộc sống cũng đến khi chúng ta mất đi một người thân yêu. Việc đó nhắc nhở rằng một ngày nào đó, chính chúng ta cũng sẽ chết, thôi thúc chúng ta tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc hơn của cuộc đời.

Đó là câu hỏi mang tính triết học; nhưng đồng thời, nó cũng là thực tế quan trọng. Biết mục đích của cuộc đời mình, chúng ta cũng sẽ có định hướng đúng đắn. Một cuộc đời có mục đích là một cuộc đời đầy sức sống, phấn khích, và cuối cùng là thành công.

Vậy mục đích của cuộc đời bạn là gì?

Một trải nghiệm lớn

Có phải mục đích cuộc sống là theo đuổi hạnh phúc bằng hài kịch, âm nhạc và các hoạt động giải trí khác? Bằng các chất kích thích tâm trạng? Hay bằng tận hưởng các món ăn ngon và các đặc quyền của người giàu có, nổi tiếng?

Hay bởi các dự án xây dựng đồ sộ, những thành tựu vĩ đại sẽ tạo ra dấu ấn để đời và được ghi nhớ trong tương lai?

Nhiều người đã nỗ lực theo đuổi những điều như vậy để tìm kiếm mục đích thực sự của cuộc sống. Có một người rất giàu có, đã từng trải nghiệm tất cả mọi thứ, nhưng vẫn đi đến một kết luận khó hiểu:

“Tôi chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ham thích; vì lòng tôi vui vẻ trong mọi công lao của tôi; và đó là phần thưởng tôi đã được trong mọi công lao tôi. Rồi tôi xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời”

Chúa Trời đã ban cho vua Sa-lô-môn sự giàu có và trí tuệ tuyệt vời. Những trải nghiệm nhằm tìm kiếm mục đích sống của ông không phải là nửa vời! Dù ông đôi chút hài lòng với những thứ mình đã nỗ lực thực hiện. Nhưng ông cũng như chúng ta, trong những khoảnh khắc suy tư yên tĩnh vẫn tự hỏi: Liệu đây đã là tất cả? Chẳng lẽ tôi được sinh ra chỉ vì những thứ vật chất và tạm thời này? Tất cả đều chỉ là thoáng qua và tạm bợ – như cố gắng bắt lấy ngọn gió vậy.

Nếu tất cả tiền bạc trên thế giới này có thể mua cho chúng ta ý nghĩa và mục đích cuộc sống, thì sự cùng quẫn sẽ dạy chúng ta điều gì?

Ảnh bởi Thanti Nguyen trên Unsplash

Cái nhìn từ đáy vực thẳm

Nghĩ đến giây phút cùng quẫn của 39 con người Việt trong chiếc container của xe tải, chúng ta không ít người sẽ tự hỏi: trong giây phút dưới đáy vực thẳm của linh hồn mình trước cái chết, mỗi người họ nghĩ đến điều gì? Dưới đáy vực thẳm đó vọng lên tiếng kêu của khát vọng sống. Hẳn nó là nỗi ám ảnh cho ít nhiều người trong chúng ta dòng tin nhắn của Trà My Con xin lỗi bố mẹ nhiều! Con đường đi nước ngoài không thành.

Sự cứu rỗi con người được thực hiện thông qua tình yêu và trong tình yêu

Viktor E. Frankl đã trải qua những khốn khổ sâu sắc của con người trong trại tập trung Auschwitz, của Phát-xít Đức, trong Thế Chiến II. Ngay sau chiến tranh, ông đã viết Man’s Search for Meaning/ (tạm dịch Đi tìm ý nghĩa cuộc sống), mô tả những điều kiện sống khốn khổ và mất nhân tính mà các tù nhân đã phải trải qua.

Ngay cả trong cuộc diễu hành lúc rạng sáng lạnh tê người, hứng chịu những cú đánh tàn bạo, tâm trí ông vẫn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống qua những suy nghĩ sống động về vợ mình:

“Một ý nghĩ lướt qua tâm trí tôi: lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy lẽ thật, điều đã được rất nhiều nhà thơ phổ thành lời hát, điều được rất nhiều nhà tư tưởng tuyên bố là sự khôn ngoan cuối cùng. Lẽ thật ấy: tình yêu là mục đích tối thượng và cao cả nhất mà con người có thể khao khát. Sau đó, tôi hiểu được ý nghĩa của bí mật lớn nhất mà thơ ca, tư tưởng và niềm tin của con người cần phải truyền đạt: Sự cứu rỗi con người được thực hiện thông qua tình yêu và trong tình yêu. Tôi hiểu được làm sao mà một người không còn gì trong thế gian này vẫn có thể hạnh phúc, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, khi suy ngẫm về người mình yêu. Ở một hoàn cảnh tột cùng khó khăn, không có cách nào để người ta hành động tích cực, khi điều duy nhất chúng ta có thể làm là chịu đựng đau khổ; thì thông qua việc chiêm ngưỡng hình ảnh người mình yêu trong tâm trí, chúng ta sẽ đạt được sự trọn vẹn.”

Thật là một suy nghĩ tốt đẹp, dù bi thảm. Vợ của Viktor Frankl đã chết trong trại tập trung, và ông không bao giờ có cơ hội gặp lại bà.

Con người với nỗi khắc khoải, ráng sức dò tìm mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Nhưng nó không nằm trong khả năng đơn độc của con người để có thể nhận biết mục đích đó và làm đầy thỏa ý nghĩa cuộc sống mình, nếu không phải trong sự nhận biết Đấng Sáng Tạo duy nhất là nguồn gốc của sự sống mình. Phần tiếp theo chúng ta sẽ khám phá mục đích mà Chúa Trời đã tạo dựng bạn và tôi là gì, cho ý nghĩa gì.


Hồng Nhạn dịch

Người Cha Chờ Đợi

Người ta nói với tôi rằng lần đầu tiên Sanh (tên nhân vật được giữ kín) lên lầu thượng của khách sạn, anh rất sửng sốt. Anh ta không bao giờ nghĩ rằng có những việc như vậy. Mỗi phòng có một cửa sổ nhìn ra hành lang và trong mỗi phòng có một cô gái. Một số trông lớn tuổi và đang đùa giỡn. Nhưng nhiều cô chỉ có mười hai hoặc mười ba, và có em nhỏ hơn nữa. Họ trông bối rối và sợ hãi.
Ảnh bởi Liane Metzler trên Unplash

Đây là lần đầu tiên Sanh bước vào thế giới mại dâm của xứ Bangkok. Tất cả đều bắt đầu trong sự ngây thơ khờ dại, nhưng chẳng bao lâu anh đã bị sa vào tội lỗi như một miếng gỗ trong một dòng sông giận dữ. Dòng sông này quá mạnh và quá nhanh đối với anh.

Chẳng bao lâu anh bắt đầu bán thuốc phiện cho những khách hàng và thương lượng để đưa du khách đến khách sạn. Anh đã hạ thấp đến độ giúp đỡ mua bán những thiếu nữ, thiếu niên, một vài em chỉ chín hoặc mười tuổi. Đây là một sự thương mại ghê tởm, và anh trở thành một trong những “nhà thương mại” trẻ tuổi và quan trọng.

Sanh trở thành một nhân vật chính yếu trong những nhà thương mại lớn nhất và ghê tởm nhất trên thế giới: kinh doanh về tình dục ở Thái Lan. Người ta ước lượng rằng có trên 10% của tất cả thanh thiếu niên nữ ở Thái Lan trở thành gái mại dâm. Những lầu thượng của đa số các khách sạn được dùng làm điều này. Những phòng sau của các sàn nhảy, tiệm rượu cũng vậy. Mặc dù việc làm này không được khuyến khích bởi gia đình vua chúa của Thái Lan, nhiều gia đình nghèo khổ vẫn bán con gái của họ để trả nợ. Ai biết được các em bé, nhiều em chỉ mười tuổi, nét mặt sợ hãi này sau này sẽ trở nên như thế nào sau khi các em không còn “hấp dẫn” nữa?

Sanh làm nhục gia đình và danh dự của cha mình. Anh đã đến Bangkok để trốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ ở thôn quê. Anh ta đã tìm được sự thích thú, và khi sống giàu có trong cuộc sống bẩn thỉu này, anh đã trở nên rất nổi tiếng. Nhưng chẳng bao lâu, thế giới của anh bắt đầu sụp đổ. Nhiều điều không may đã xảy ra cho anh: anh bị cướp và khi bắt đầu gây dựng lại, anh bị bắt giam. Tất cả mọi việc đã thất bại. Có tiếng đồn trong xã hội đen rằng anh là mật vụ của cảnh sát. Cuối cùng, anh bị hất hủi và sống trong một xó bẩn thỉu kế bên đống rác trong thành phố.

Ngồi trong xó này, anh nhớ về gia đình anh, nhất là cha anh. Anh nhớ lời cha anh trước khi anh lìa nhà ra đi: “Cha đang chờ đợi con”. Cha anh là một Cơ Đốc nhân từ ở một làng ở miền nam, gần biên giới Mã Lai. Liệu cha anh vẫn chờ đợi anh sau tất cả những gì anh đã làm, gây hổ nhục cho danh dự của gia đình không? Liệu cha anh sẽ tiếp nhận anh về nhà sau khi anh đã khước từ tất cả những gì anh học về Chúa? Đã có tiếng đồn về đến thôn làng của gia đình anh về cuộc sống tội lỗi và tội ác của anh.
Cuối cùng anh ta nghĩ ra một chương trình.

Anh viết, “Cha yêu dấu, con muốn quay về nhưng con không biết cha sẽ nhận con sau khi tất cả những điều con đã làm. Con đã phạm tội rất lớn đối với cha, xin cha tha thứ cho con. Tối thứ bảy này con sẽ ngồi trên xe lửa đi ngang làng chúng ta. Nếu cha còn đợi chờ con, xin cha treo miếng vải trên cây bồ đề trước nhà cho con biết”.

Ảnh bởi Douglas Hawkins trên Unplash

Trên chuyến xe lửa về nhà, anh suy nghĩ về cuộc đời tội lỗi của anh. Anh biết cha anh có toàn quyền để từ chối gặp lại anh. và khi chiếc xe bắt đầu về đến làng, anh ta trở nên rất lo lắng. Anh sẽ phải làm gì nếu không có miếng vải treo trên cây trước nhà?

Ngồi đối diện với Sanh là một người lạ nhân từ đã để ý rằng chàng trai đồng hành với mình bắt đầu trở nên rất lo lắng. Cuối cùng Sanh không thể chịu đựng áp lực trong lòng nữa. Câu chuyện của anh tuôn tràn ra. Anh chia xẻ với người này tất cả. Khi họ bắt đầu vào làng, Sanh nói: “Ông ơi, tôi không thể nhìn được. Ông có thể nhìn xem cho tôi không? Nếu cha tôi không tiếp nhận tôi về nhà thì sao?”

Sanh vùi đầu mình giữa hai đầu gối. “Ông có thấy không? Trong làng chỉ có một nhà có cây bồ đề trước cửa”.

“Anh ơi, cha anh không có treo một miếng vải… Hãy nhìn xem! Này, ông ta đã bao phủ trọn cây bồ đề bởi rất nhiều tấm vải đỏ”. Sanh không thể tin được mắt anh. Thật vậy cây bồ đề đã được bao trùm, và trước sân người cha già của anh đang vui mừng nhảy nhót và đang vẫy một miếng vải đỏ! Người Cha của anh chạy đến gần xe lửa. Khi xe dừng tại trạm, người cha ôm chầm lấy người con, nước mắt tuôn ra vì vui mừng “Cha đã chờ đợi con!” ông ta lớn tiếng reo mừng. (*)

Câu chuyện này nhắc tôi đến câu chuyện trong Kinh Thánh ‘Người con trai hoang đàng’ đã được đăng tải. Nhưng giờ đây câu chuyện này có thể được nhìn từ lăng kính của một ‘Người cha chờ đợi’. Quả là một hình ảnh tuyệt đẹp về Chúa, là một người Cha, được bày tỏ qua câu chuyện này, thể hiện các khía cạnh phẩm chất của người cha, cũng là tấm lòng của Cha Trên Trời.


(*) Trích từ “Tấm Lòng Cha Trên Trời” bởi Floyd Mcclung Jr.

Không còn cô đơn nữa

Bạn có biết không, đôi khi tôi cảm thấy cuộc sống mình giống như một bộ phim nhiều tập thật dài chiếu vào các tối Chủ Nhật. Bạn có thể cười nhưng đó là sự thật. Bạn có thể tưởng tượng rằng bức tranh miêu tả cuộc sống tôi có thể được ghi dòng chữ “Bất Lực” giống như trong từ điển. Nhưng tôi cũng bắt đầu tin rằng bức tranh về đời tôi cũng có thể được đề chữ “Ân Điển”.
Ảnh bởi Johan Nilsson trên Unplash

Mọi sự bắt đầu lúc tôi 10 tuổi, khi ba tôi qua đời. Hai mươi bảy năm trôi qua toàn là những vấn đề trầm trọng trong gia đình, sự lạm dụng tình cảm, tình trạng lơ đễnh, tình trạng nạo thai, nhiều lần tôi thử tự kết liễu cuộc đời, và rồi tôi lại tiếp tục lạm dụng người chồng cũ của mình. Trong mọi khía cạnh của cuộc đời, những vấn đề do hoàn cảnh khó khăn khi tôi còn nhỏ. Mặc khác, tôi tự chọn đi theo lối sống để thích nghi với hoàn cảnh sống hiện tại của mình.

Một mẹ nuôi con, tôi cố gắng tạo nền tảng vững chắc cho Anh Đan (tên thật được giữ kín), con trai tôi. Tôi muốn nuôi nấng dạy dỗ nó thành người, tuy nhiên khi bước ra đời nó không thành người. Lúc nó mới 12 tuổi, nó bước theo con đường tự hủy mình. Nó bắt đầu từ những việc lặt vặt như là ăn cắp ở các cửa hàng. Rồi nó làm những việc trầm trọng hơn nhiều, và dẫn đến 4 tội ác và nhiều hành động phi pháp khác. Bây giờ nó 15 tuổi.

Vào năm 1998, tôi trở nên khánh kiệt, vì phí tổn tăng, và tôi không thể thanh toán các chi phí. Tôi không còn xe, nhưng có thể giữ lại ngôi nhà. Mọi điều càng ngày xuống dốc với Anh Đan. Nó bắt đầu đi đêm, hút thuốc phiện, uống rượu. Hầu như mỗi đêm, tôi sợ hãi, không những cho tính mạng Anh Đan mà cho bản thân mình nữa.

Suốt một thời gian ngắn vào mùa thu năm 1998, Anh Đan ở với anh trai tôi. Tưởng chừng như chúng tôi có nơi thoải mái vài tuần lễ, hóa ra là đồi bại nhất. Anh Đan phải chịu bệnh đồng tính luyến ái của anh tôi. Rõ ràng chỉ thêm vào cho nó những thói hư băng hoại. Không thể giải quyết hành động chống lại của con tôi, anh tôi đã tự sát 3 ngày trước Lễ Tạ Ơn 1998. Những người trong gia đình tôi chửi rủa Anh Đan và tôi vì tấn bi kịch đó. Họ từ chối thừa nhận những gì con trai tôi đã phải trải qua. Sau sự việc này, Anh Đan bắt đầu hành động hủy hoại bản thân nhiều hơn, bị nhà trường đuổi học hai lần, và cuối cùng bị bắt vì vi phạm biên chế và bị bỏ tù vào ngày 23/10/1998. Nó được đưa vào khoa cải tạo thanh niên, trong một trại giam cho thiếu niên.

Như vậy là Giáng Sinh đó nó không có mặt ở nhà, khi chúng tôi chờ lệnh thế chỗ nó theo chương trình phạm nhân thiếu niên. Những ngày nghỉ lễ thật khó khăn. Tôi lại nghĩ đến cũng thời gian này hồi năm ngoái. Lúc đó, tôi có một người đặc biệt trong cuộc đời mình. Tôi đã hình dung tất cả những điều mà tôi cần làm cho đời mình hoàn hảo. Rồi một năm sau, tôi chỉ có một mình vào Lễ Giáng Sinh – lần đầu tiên trong đời. Anh Đan thì ngồi trong tù. Gia đình tôi không nói gì với tôi.

Ảnh bởi Patrick Brinksma trên Unplash

Tôi vẫn dằn vặt để hiểu tại sao những sự việc này lại xảy đến với tôi, và tại sao nó vẫn tiếp tục xảy ra. Nhưng bây giờ tôi hiểu được Chúa đang làm gì. Từng được chăm sóc là một tín đồ và được nhà thờ xác nhận lúc 13 tuổi, tôi thật chưa bao giờ kinh nghiệm Chúa cách riêng tư. Hầu như tôi luôn hành hạ cuộc đời mình.

Nhưng vào tháng 8/1998, tôi đi qua cửa một nhà thờ, và lúc đó tôi cảm thấy một điều gì đó khác hơn trước đây. Tôi cảm thấy thoải mái. Không biết làm sao mà tôi lại suy nghĩ mình thuộc về nơi đây. Và rồi tôi đã tiếp nhận ơn cứu rỗi vào ngày 20/09/1998, trước khi Anh Đan vào tù.

Nếu tôi không có sự liên hệ mật thiết với Đức Chúa Giê-xu, thì lúc này tôi không có mặt ở đây đâu. Tôi sẽ không chịu nổi được sức ép và rồi muốn đánh mất đời mình thôi. Nhiều lúc tôi đã suy nghĩ về điều đó. Nhưng tôi đã không để sa-tan lợi dụng. Vì tôi biết rằng Chúa Giê-xu yêu thương tôi và muốn làm điều tốt nhất cho tôi, nên tôi tin rằng Ngài vẫn tiếp tục chăm sóc con tôi và chính tôi. Lúc đó, tôi nhận biết mọi điều sẽ tốt đẹp. Không phải là ngày mai, hay tuần tới, thậm chí năm tới, nhưng bất cứ trong hoàn cảnh hiện tại nào, mọi việc đều sẽ được giải quyết. Tôi tin điều này. Trong lúc đó, tôi cứ cảm ơn và nương náu mình nơi Đức Chúa Trời. Bây giờ tôi thật may mắn vì biết Chúa Giê-xu, và có Ngài trong cuộc sống mình.

Tôi có hy vọng trong Chúa Giê-xu. Tôi sẽ tiếp tục tin cậy nơi Ngài, thậm chí trong những giây phút đen tối nhất của cuộc đời. Mỗi ngày tôi cảm ơn những người mà đã giang rộng bàn tay hay ôm lấy tôi và nói rằng rồi sẽ ổn thôi. Tôi cũng tin như vậy và tôi tin Chúa Giê-xu đã đưa tôi đến nhận biết Ngài, và cho tôi sống trong mối tương giao mật thiết với Ngài. Ngài đã mở con mắt của lòng tôi. Bây giờ tôi biết tôi sẽ không bao giờ nhìn lại đằng sau nữa.

Có Chúa Giê-xu trong cuộc đời mình, tôi biết tôi sẽ không bao giờ cô đơn.


Lê Ái Huệ dịch

Người Việt Nam có ý niệm về Ông Trời? (P.2)

Phần trước, chúng ta thấy rằng từ lâu người Việt Nam đã biết có ông Trời, tin ông Trời và cầu khẩn ông Trời. Niềm tin này vốn có trong tiềm thức của người dân Việt ngay cả trước khi có các tôn giáo khác du nhập vào nước ta.
Ảnh bởi Daniel Burka trên Unsplash

Thờ Trời

Trải qua nhiều thế kỷ, ngay cả sau khi có các triết lý tôn giáo của Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo truyền đến, người dân Việt vẫn lấy tín ngưỡng thờ Trời làm nền tảng để giữ gìn truyền thống dân tộc, gia đình. Cả ba tôn giáo chính nói trên đã góp phần củng cố thêm cho niềm tin hợp với Đạo Trời. Ngay cả Phật Giáo với khái niệm mờ nhạt về ông Trời khi đến Việt Nam cũng phải chấp nhận ý niệm “Cầu Trời Khẩn Phật”.

Hợp lẽ Trời, thuận lòng người là đạo lý của người Việt Nam. Dù thực hành tín ngưỡng nào, người Việt ai nấy cũng công nhận:

“Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”

Nghĩa là thuận với Trời thì còn, nghịch với Trời thì mất. Chính vì đó mà người dân Việt thờ Trời. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước, người ta đã biết thờ Trời. Mỗi năm nhà Vua thay mặt nhân dân lập đàn tế Trời, cầu Trời cho dân chúng an cư lập nghiệp. Trong gia đình, người cha thay mặt để cầu Trời phù hộ cho gia đình, con cháu hạnh phúc.

Các triết lý du nhập vào từ Trung Quốc hoặc Ấn độ đã không đồng hóa hoàn toàn tín ngưỡng của người dân Việt. Trái lại những tín ngưỡng nào phù hợp với tình cảm thiêng liêng trong sáng của người dân Việt thì được tiếp thu với tinh thần chọn lọc. Chịu ảnh hưởng của đạo đức Lão Trang, người Việt thường bảo nhau về cách ăn ở cho phải đạo, nhất là đạo làm con, đạo vợ chồng:

Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.

Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.

Người Việt Nam cũng tiếp thu truyền thống giữ gìn “luân thường đạo lý” của Khổng Giáo thật nhuần nhuyễn và bình dị như cuộc sống gần gũi, lễ phép thân thương, kính trên nhường dưới trong gia đình. Luân là cái mà con người phải noi theo trong mối tương quan xã hội. Thường là sự việc không biến đổi theo không gian và thời gian mà con người phải giữ. Trong Ngũ luân với quan hệ quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu, người Việt trân trọng những đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Trong Ngũ thường, người Việt trân trọng giữ gìn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín theo đạo lý làm người.

Anh làm trai học đạo thánh hiền Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai.

Chữ hiếu được mọi người đặt lên hàng đầu:

Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên
Làm người phải biết tổ tiên ông bà.

Bổn phận hiếu đễ được minh giải thêm:

Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường
Chữ để có nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên

Con em phải giữ lấy nền con em.

Trong tinh thần phê phán chọn lọc, người Việt đã phân biệt chân giả, đúng sai trong từng tín ngưỡng thực hành. Chẳng hạn:

Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

Hoặc ai nấy đều đồng ý:

Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.

Người Việt Nam phần lớn không tin ở thuyết luân hồi. Bằng cớ là nhiều người Việt thờ cúng ông bà, tin rằng vong linh ông bà vẫn còn đó. Mỗi năm nhân dịp Tết cổ truyền, người ta rước ông bà về vui xuân với con cháu rồi tiễn ông bà đi. Nếu tin ở thuyết luân hồi thì phải tin ông bà cha mẹ đã hóa kiếp thành người ngoại quốc nào khác, hoặc con thú nào đó trong rừng, hoặc một con vật nào đó trong bầy gia súc trong vườn. Tin như thế, người ta sẽ không rước tiễn ông bà, cũng không dám ăn thịt, đánh đập hoặc giết chết một con vật nào.

Người Việt Nam tin ở giá trị thiêng liêng bất tử của linh hồn, tin ở đời sau. Linh hồn của mọi người chết là về chầu Trời. Người Việt Nam là dân tộc hiền hòa nhưng bất khuất. Lúc có cần ai nấy đều có thể chịu đựng hy sinh vì nghĩa lớn. Trong quan hệ bình thường, người Việt áp dụng tinh thần dĩ hòa vi quý. Trong cuộc sống với nhiều điều không lý giải được, người Việt vẫn tin tưởng ở mệnh Trời, hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn.

Không ai giàu ba họ
Không ai khó ba đời.

Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này?

Người Việt tin tưởng và yêu chuộng những nguyên tắc như:

Ở hiền gặp lành,

Ông Trời có con mắt,
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt,

Thiên bất dung gian.

Người Việt quý trọng và ao ước những giá trị Trời ban như thiên ân, thiên tài, thiên bẩm, thiên chức, thiên hương, thiên tướng, thiên tư. Người Việt giữ gìn truyền thống tương thân tương trợ những khi tối lửa tắt đèn.

“Bà con xa không bằng láng giềng gần.”

Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng,” đã được đem ra áp dụng thường xuyên trong những lúc hoạn nạn, tai ương với nhiều kết quả tốt đẹp. Trong quan hệ giữa người với người, người Việt luôn luôn giữ lấy chữ tình:

Phàm sự lưu nhân tình
Hậu lai hảo tương kiến.

Chính nhờ đó mà dân Việt Nam muôn đời vẫn còn tồn tại.

Ảnh bởi ThachSanh trên Pixabay

Người Việt hiểu biết về “ông Trời” chưa đầy đủ

Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, sự nhận biết về Đức Chúa Trời có thể nói là một thứ nguyên chi tự nhiên mà ông Trời ban cho nhân loại. Dân tộc nào cũng có chữ ông Trời hay Đấng Tạo Hóa trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Thật vậy, khi nhìn xem vạn vật, thiên nhiên, với cảnh trí đẹp đẽ tuyệt vời, với không gian bao la vô tận, với sự cấu tạo tinh vi, diệu kì, muôn hình vạn trạng, với quy luật bốn mùa xuân hạ thu đông trật tự chính xác vô cùng, với bản năng lạ lùng bất biến của các loài vật… rồi nhìn lại con người với thân thể kỳ diệu, với mầu nhiệm sinh sản, với tình cảm thiêng liêng, với những giá trị tinh thần, với những kinh nghiệm về quy luật đạo đức trải qua các đời, với ý chí tự do lựa chọn… Cùng với bao nhiêu chứng cớ khác nữa trong cuộc sống, người ta phải thừa nhận có Đấng Tạo Hóa, có ông Trời.

Chính ông Trời đã tạo dựng nên tất cả, Ngài đang điều khiển, bảo tồn tất cả những quy luật thiên nhiên và đạo đức trên thế giới này. Nhưng thiên nhiên chưa đủ để con người biết rõ về thuộc tánh, ý muốn và chương trình vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Bởi trong thực tế khi nhìn thiên nhiên có người suy luận hữu thần, có người suy luận phiếm thần, hoặc có người suy luận đa thần, thậm chí cũng có người suy luận vô thần. Thiên nhiên chưa đủ để người ta biết rõ Đức Chúa Trời thực hữu độc lập với các tạo vật do Ngài dựng nên và Ngài là Chân Thần Duy Nhất, (thần chân thật tối cao và độc nhất)

Người Việt biết có ông Trời nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Chân Thần, là Đấng Tạo Hoá duy nhất tối cao. Người Việt biết ông Trời có bản tính công bình nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng đầy ân điển và yêu thương. Người Việt tin mệnh Trời không ai thay đổi được, kể cả số phận của mỗi người cũng được an bài, nhưng người Việt chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng tôn trọng ý chí tự do của con người và là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. Người Việt biết mình cần ăn hiền ở lành, nhưng không biết rằng tất cả những việc lành mình làm dù cao quý vẫn còn thiếu hụt, không thể sánh với tiêu chuẩn trọn lành Đức Chúa Trời đòi hỏi, giống như nào ngọn đèn cầy đem so với ánh mặt trời.

Người Việt cần đón nhận chân lý của ông Trời để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình. Người Việt biết nguyên tắc “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” nhưng không biết căn nguyên của mọi nỗi đau khổ bất hạnh trong cuộc đời là do tội lỗi loài người xoay lưng phản nghịch lại với Đức Chúa Trời. Người Việt cần trước hết được Chúa tha tội.

Người Việt biết mình cần được cứu rỗi và đã khổ công đi tìm sự cứu rỗi nhưng chưa biết con đường cứu rỗi duy nhất là chương trình do Đức Chúa Trời vạch sẵn đã được thực hiện bởi Con Ngài là Chúa Giê-xu. Người Việt cần đặt đức tin nơi sự toàn năng, toàn tri, tồn thiện, tồn mỹ của một Đức Chúa Trời chân thật.

Nhiều niềm tin của người Việt về ông Trời rất gần với Thánh Kinh, nhưng chưa đầy đủ. Một số người do không biết Thánh Kinh nên cứ tưởng ông Trời là hình ảnh Ngọc Hoàng Thượng đế tưởng tượng của người Trung Hoa. Thậm chí có người tin chuyện Tề Thiên Đại Thánh là thật, theo đó Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng chịu thua Tôn Ngộ Không. Chính vì thế mà người Việt chúng ta cần có sự tỏ tường đặc biệt, đúng đắn, trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Sự tỏ tường đặc biệt này chỉ có thể tìm được trong Thánh Kinh và qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Vì niềm tin là biết và nắm chắc điều mình tin tưởng dù mắt chưa thấy được. Thế nên ông Trời đã tỏ bày rõ ràng về chính Ngài trong cuốn sách của thiên nhiên tạo vật và cũng trong cuốn sách Thánh Kinh. Chúng ta không còn lý do gì để lưỡng lự mà chạy đến với Đấng Tạo Hóa, là Cha tạo ra muôn loài trong đó có chính bạn, chính tôi và dân tộc Việt.

bởi Nguyễn Văn Huệ

Con người là gì? (P.2)

Bạn chấp nhận lời dạy rằng linh hồn là bất tử? Bạn có nghĩ rằng cái chết chỉ là con đường dẫn đến sự bất tử? Hay bạn bắt đầu khám phá ra rằng Chúa đã đặt trước mặt chúng ta hai lựa chọn: sự sống đời đời hay sự chết vĩnh viễn?
Ảnh bởi Angela Yuriko Smith trên Pixabay

Con người là một linh hồn bất tử?

Tôn giáo hiện đại đã chấp nhận lời nói dối của con rắn (satan) và tin rằng con người thực sự bất tử. Tuy nhiên, Lời Chúa trong Kinh Thánh tuyên bố rõ rằng con đường duy nhất dẫn A-đam đến sự bất tử là qua cây sự sống, tượng trưng Thần Linh của Đức Chúa Trời.

Hãy chú ý đến lý do Chúa đuổi người nam và người nữ ra khỏi Vườn Địa Đàng, “Vậy bây giờ coi chừng nó cũng đưa tay ra hái trái cây sự sống mà ăn và sống mãi mãi!” (sách Sáng thế, chương 3 câu 22)

Đức Chúa Trời đã ban cho tổ phụ chúng ta một cơ hội rất lớn – ăn trái của cây sự sống, nhờ đó họ sẽ trao phó cuộc sống của mình cho Chúa, dẫn đến sự sống mãi mãi trong gia đình Ngài. Nhưng họ đã từ chối đề nghị đó, không vâng lời Chúa và ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, qua đó họ đã trao cuộc sống của mình cho satan (con rắn). Kể từ đó, satan bắt đầu ảnh hưởng và lừa dối nhân loại.

Vậy thì con người là gì?

Hãy nói lại một cách dứt khoát: Con người không phải là linh hồn bất tử, và cũng không có linh hồn bất tử. Lời nói dối của satan đủ để Ê-va và A-đam mắc mưu rồi phạm tội. Kể từ đó, những tuyên bố trong Kinh Thánh cũng bị hiểu sai vì hệ quả của lời dối trá đó, và dẫn đến sự nhầm lẫn càng thêm về tình trạng loài người.

Sự thật là con người có phần tâm linh – yếu tố được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời. “Nhưng chính Thần Linh của Đức Chúa Trời ở trong người, chính hơi thở của Đấng Toàn Năng ban cho người sự khôn sáng.” (sách Gióp, chương 32 câu 8).

Ảnh bởi AdonesFAO trên Pixabay

Khả năng đáng kinh ngạc của con người 

Kinh Thánh cho biết loài người có một năng lực đáng kinh ngạc.

Khi kết hợp tất cả những câu Kinh Thánh này lại với nhau, chúng ta sẽ hiểu con người là gì  con người bằng xương bằng thịt. Con người được tạo ra từ bụi đất và trở nên sống động bởi hơi thở sự sống. Sự sống con người hoàn toàn vật chất và tạm thời. Con người không bất tử và không có linh hồn bất tử.

Nhưng con người được tạo ra có khả năng kết nối với Đấng Tạo HóaCon người có khả năng đón nhận Thần Linh Chúa vào trong tâm trí và tâm linh mình, điều khiến con người trở nên con cái Đức Chúa Trời. Kết quả cuối cùng của sự biến đổi đó là: trở nên con Đức Chúa Trời, có tâm linh được tái tạo sống động và sống đời đời như một thành viên của gia đình Đức Chúa Trời.

Ảnh trên Pixabay

Con cái của Đức Chúa Trời?

Hãy kiểm tra thêm một vài quan điểm Kinh Thánh để trả lời câu hỏi: Con người là gì? Tiềm năng của chúng ta là gì? Trong sách Rô-ma có nói rằng: “Vì hết thảy người nào được Thần Linh Chúa dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời” (sách Rô-ma, chương 8 câu 14).

Kinh Thánh mô tả toàn bộ quá trình chuyển đổi của Cơ Đốc nhân từ xác thịt hay hư nát thành linh hồn sống đời đời: “Thưa anh chị em, tôi muốn nói thế này: Thể xác và máu không thể thừa hưởng Nước Đức Chúa Trời được. Sự hư nát cũng không thể thừa hưởng sự không hư nát. Này, tôi cho anh chị em biết một sự huyền nhiệm: Không phải tất cả chúng ta đều sẽ ngủ, nhưng tất cả đều sẽ được biến hóa. Trong tích tắc, trong nháy mắt, khi tiếng kèn chót thổi. Vì kèn sẽ thổi lên, những người chết sẽ sống lại không hư nát và chúng ta sẽ được biến hóa. Vì sự hư nát này phải mặc lấy sự không hư nát và sự hay chết sẽ mặc lấy sự bất tử.” (Sách Cô-rinh-tô thứ nhất, chương 15 câu 50-53).

Biết được sự thật này, chúng ta có thể nói: “Ôi, sự giàu có, khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thật sâu thẳm!
Sự phán xét của Ngài không ai thấu triệt,
Đường lối Ngài không ai dò tìm nổi.”
 (Sách Rô-ma, chương 11 câu 33).

Tương lai mờ mịt của những người không tin mô tả: “Nhưng anh chị em không biết ngày mai đời sống mình ra sao! Anh chị em giống như hơi nước, hiện ra chốc lát rồi biến mất.” (sách Gia-cơ, chương 4 câu 14).

Ảnh bởi Johnhain trên Pixabay

Sự lựa chọn

Ngay cả người chết cũng phải thay đổi để được ở với Chúa. Lúc này đây, họ không hề bất tử trên thiên đàng. Tuy nhiên, hàng triệu người đang bị lừa dối và không tin những gì Chúa nói. Họ không biết con người thật sự là gì!

Còn bạn thì sao? Bạn chấp nhận lời dạy rằng linh hồn là bất tử? Bạn có nghĩ rằng cái chết chỉ là con đường dẫn đến sự bất tử? Hay bạn bắt đầu khám phá ra rằng Chúa đã đặt trước mặt chúng ta hai lựa chọn: sự sống đời đời hay sự chết vĩnh viễn?

Quyết định là của bạn!
Bạn có thể tự mình tìm hiểu trong Kinh Thánh và đầu phục trước ý muốn Chúa cho cuộc đời bạn chứ?

Bởi vì bạn là con người, được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, bạn có tiềm lực đáng kinh ngạc để trở nên thành viên gia đình Đức Chúa Trời. Thật tuyệt vời làm sao! Bạn sẽ chọn tương lai tươi sáng mà Chúa đã dành sẵn cho bạn chứ? Chúng tôi hy vọng như thế.

Nguồn: Life Hope and Truth

Hồng Nhạn dịch

Con người là gì?

Con người phải chăng chỉ đơn giản là giống loài bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn – sản phẩm của sự ngẫu nhiên? Hay có một mục đích thật sự cho sự tồn tại của chúng ta, một tiềm lực đáng kinh ngạc của loài người?

Ảnh bởi Greg Rakozy trên Unsplash

Tại sao trong tất cả các loài sinh vật sống, con người lại có trí tuệ, sự tò mò và ý thức để nghiên cứu về bản thân?

Nhiều người tin rằng con người chỉ đơn giản là chủng loại phát triển nhất trong thế giới động vật. Hầu hết cũng cho rằng con người – giống như các động vật – là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài.

Nhưng phải chăng con người là động vật? Phải chăng con người đã tiến hóa từ ‘chất nhờn thời nguyên thủy’? Hay từ các ‘vi hạt’ trong một viên thiên thạch rơi xuống trái đất từ ​​một hành tinh xa xôi nào đó?

Phải chăng con người là độc nhất?

Con người thật sự là gì? Tại sao trong số tất cả các sinh vật sống, chỉ có chúng ta sở hữu trí tuệ để nghiên cứu bản thân? Tại sao chúng ta có khả năng suy nghĩ, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch? Tại sao chúng ta không đi theo các khuôn mẫu của thế giới động vật với các hành vi sẵn có lặp đi lặp lại?

Con người rõ ràng không bị giới hạn bởi sự lặp đi lặp lại vô thức các hành vi giống như động vật, hoặc lối sống nguyên thủy truyền qua hàng trăm thế hệ mà hầu như không có thay đổi gì. Con người là một bản thể tư duy, sáng tạo.

Thế giới động vật

Bất kể sống ở đâu, bạn cũng đã quen thuộc với các loài chim. Chim xây tổ giống như cha mẹ chúng đã làm. Chúng chăm sóc chim non giống như cha mẹ chúng chăm sóc chúng. Chim di cư bay theo đàn giống nhau vào mùa đông đến vùng đất xa lạ, giống như các thế hệ trước luôn luôn bay đến trú đông.

Không có con chim nào tìm ‘kiến ​​trúc sư’ để thiết kế và xây dựng cho chúng một loại tổ mới và khác biệt. Chúng cũng không tham khảo ý kiến ​​các đại lý du lịch để tìm một điểm nghỉ mát tốt hơn.

Động vật có vú cũng vậy. Chúng sống với những hành vi đặc trưng thường ngày và rất ít đa dạng trong một loài. Mặc dù chúng có thể được dạy những hưởng ứng đơn giản bằng cách huấn luyện lặp đi lặp lại, chúng vẫn không thể suy nghĩ như một con người.

Động vật có bản năng để thực hiện các nhu cầu cơ bản, nhưng chúng không có đầu óc suy nghĩ,  lập kế hoạch và xây dựng theo những cách mới, sáng tạo.

Loài voi được nghiên cứu kỹ lưỡng vì chúng có mối quan hệ gia đình khác thường, và dường như biết thể hiện cảm xúc. Nhưng một lần nữa, chúng vẫn hành động theo bản năng và không biết mình là gì.

Đúng vậy, con người là độc nhất giữa số các loài sinh vật sống động trên trái đất. Và chỉ duy nhất loài người mới có trí tuệ và năng lực để thống trị các loài khác.

Con người đến từ đâu?

Bạn đã bao giờ nghiên cứu sâu về bản chất và nguồn gốc con người? Có lẽ qua lớp học hoặc sách vở, bạn đã tin rằng con người tiến hóa từ những hình thái sống đơn giản nhất. Nhưng những hình thái sống đơn giản đó bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào mà hóa chất vô cơ đột nhiên trở nên sống động? Và các hóa chất ấy đến từ đâu?

Câu trả lời đúng và đầy đủ về nguồn gốc của loài người nằm trong Kinh Thánh.

Mô tả của Kinh Thánh về sự sáng tạo hoàn toàn không tương thích với thuyết tiến hóa của Darwin. Vì thế cả hai không thể đều đúng được.

Ảnh bởi Geralt trên Pixabay

Vậy sự thật là gì? Và tìm kiếm sự thật ở đâu? Cho dù bạn có dành cả đời nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống, câu trả lời rốt cuộc sẽ quy về câu hỏi:

Bạn sẽ chấp nhận sự giảng dạy của các nhà khoa học nổi tiếng rằng chỉ có sự tiến hóa mới có thể giải thích cho sự tồn tại của con người – hay chấp nhận lời tuyên bố rõ ràng trong Kinh Thánh?

Kinh Thánh xem xét chi tiết mọi khả năng về thể chất, tâm thần, cảm xúc và tâm linh con người, và tuyên bố rằng có một Đấng Tạo Hóa có trọng trách trong tất cả những điều này, đó là tạo ra loài người giống như hình ảnh của chính Ngài. Kinh Thánh mô tả mối quan hệ của loài người với Đức Chúa Trời và thế giới động vật. Không ai ngoài bản thân bạn có thể lựa chọn: tin vào Kinh Thánh và bác bỏ các giả thuyết mâu thuẫn của khoa học tiến hóaVà cũng chính bạn sẽ gặt hái phước lành hoặc hậu quả vì quyết định của bạn.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn về Quyển sách quan trọng này!

Qua công trình sáng tạo nổi tiếng trong chương 1 sách Sáng thế, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên trái đất, cùng các hệ thống cần thiết và khiến trái đất trở nên nơi ở cho con người và muôn vật. Tại đây không nói về vũ trụ bên ngoài hệ mặt trời. Phần này chỉ tập trung mô tả sự sinh sống của con người và mối quan hệ của họ với Đấng Tạo Hóa.

Sự sáng tạo của người nam và người nữ được tóm tắt trong sách Sáng thế chương 1, câu 26, và chi tiết hơn trong chương 2, câu 7 – “Đức Chúa Trời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và người trở nên một linh hồn sống”.

Đấng Tạo Hóa là nguồn sống của con người. Không khí chúng ta hít thở cũng được tạo ra bởi Chúa. Trong đó chứa oxy – loại khí giúp chúng ta tồn tại. Oxy được vận chuyển trong máu đến tất cả bộ phận của cơ thể. Chúa bảo chúng ta rằng máu huyết “là sự sống của mọi xác thịt. Vì sự sống trong xác thịt là huyết của nó” (sách Lê-vi chương 17 câu 14). Các nhà khoa học biết rằng sự sống chỉ có thể xuất phát từ sự sống, là một quy luật phát sinh sinh học.

Đức Chúa Trời là Thần Linh (sách Giăng chương 4 câu 24), nhưng con người là thể vật chất. Sự sống con người là tạm bợ, sự chết chắc chắn sẽ đến. Sau khi tội lỗi xảy ra trong vườn Địa Đàng, Đức Chúa Trời bảo với A-đam Vì con là bụi đất, con sẽ về với đất bụi! (sách Sáng thế chương 3 câu 19).

Ảnh bởi Vidar Nordli trên Unsplash

Từ đâu mà chúng ta thường tin rằng con người là một linh hồn bất tử (sống mãi mãi)? “Con rắn (satan) bảo người nữ: ‘Chắc chắn không chết đâu!’” (sách Sáng thế chương 3 câu 4). Đây là lời nói dối với nhân loại đầu tiên từng được ghi nhận. Con người được dỗ dành để tin rằng mình sẽ bất tử, sẽ sống mãi mãi.

Thật vậy, phước lành hay hậu quả là tùy vào quyết định của bạn đối diện và chọn lựa sự thật cho mình.

Hãy cùng chúng tôi khám phá sự thật về linh hồn con người trong phần tiếp theo!

Nguồn: Life Hope and Truth

Hồng Nhạn dịch


Chúng ta có phải là người phối ngẫu lý tưởng như chúng ta nghĩ?

Hầu như mỗi chúng ta, trước khi bước vào hôn nhân, đều nghĩ rằng bản thân sẽ cố gắng để giữ cuộc sống hạnh phúc và chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Nhưng rồi, đôi khi chính chúng ta lại không phải là người vợ/người chồng như chúng ta đã nghĩ tới …..

Nguồn: Tuarts

Thời gian chuẩn bị bước vào hôn nhân

Trước khi bước vào hôn nhân, có lẽ ai trong chúng ta cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào cuộc hôn nhân của mình. Tất nhiên rồi! Bạn và người phối ngẫu đang yêu nhau đến thế cơ mà! Mọi chuyện trong mối tình của các bạn, vui có, buồn có nhưng đều đã cùng nhau vượt qua để cùng nhau bước tới hôn nhân. Có lẽ lúc này, trong suy nghĩ, bạn chỉ nghĩ đến những ngày tháng sắp tới mà hai vợ chồng sẽ trải nghiệm cùng với nhau, những nơi cả hai sẽ cùng đi, những món sẽ cùng ăn, những việc sẽ cùng làm… woah, đó là cả một chuỗi những trải nghiệm thú vị!

Khoan hãy nói về điều mà bạn mong đợi ở người phối ngẫu của mình, trước khi bước vào hôn nhân, bạn đã nghĩ mình sẽ là người vợ/người chồng như thế nào?

Nếu bạn là người nam, chắc hẳn bạn sẽ suy nghĩ tới việc sống thật trách nhiệm, là người trụ cột trong gia đình, là người sẽ hướng dẫn gia đình đi trong con đường đúng đắn, là người bảo vệ vợ con, chu toàn trong công việc…

Nếu bạn là người nữ thì có lẽ rằng bạn sẽ có những suy nghĩ ‘mình sẽ là một người vợ đảm đang‘, ‘một người con dâu hiếu thảo‘, ‘một người mẹ biết hy sinh’

Mọi thứ thật đẹp phải không?…

Khi bạn thực sự được trải nghiệm trong hôn nhân của mình….

Nguồn: Mothegioi

Tôi cũng đã từng vẽ nên một hình ảnh người vợ ưu tú trong mình, và tôi cũng đã sống với suy nghĩ là ‘mình đã là một người vợ ưu tú nhất với chồng mình rồi, mình không cần phải cố gắng thêm gì nhiều nữa‘. Tôi đã vẽ ra rất nhiều điều tuyệt vời mà tôi nghĩ mình có thể làm được. Khi chưa bước vào hôn nhân, nhìn thấy những gia đình khác xung đột tôi thường nghĩ ‘Tại sao họ lại như vậy nhỉ? Vợ chồng mình sẽ không bao giờ như vậy đâu! Vì tôi và chồng tôi đều là những người khá ổn mà! Chúng tôi sẽ giải quyết hết được!’

Nhưng tôi đã sai!

Tới khi, cuộc sống hôn nhân giữa tôi và chồng không còn là ‘cơm lành canh ngọt’ nữa. Giữa hai người là những chuỗi ngày dài của mệt mỏiáp lực. Chúng tôi không thể nói chuyện với nhau, ngồi cùng bàn ăn mà cả hai đều nín thinh, chúng tôi gây gổ từ những chuyện rất nhỏ nhặt. Chúng tôi kêu than về mọi thứ liên quan tới người phối ngẫu của mình. Chúng tôi thường cảm thấy thất vọng về người phối ngẫu không được như mình nghĩ. Lúc này tôi mới thấy rằng những ‘lý tưởng’ cao đẹp về hôn nhân trước đây của mình là không thực tế.

Có lẽ trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, hầu như gia đình nào cũng gặp phải vấn đề tương tự như vậy. Đó cũng là lý do vì sao mà phần lớn những cuộc ly hôn thường xảy ra trong 5 năm đầu tiên chung sống của hai vợ chồng.

Vấn đề đặt ra ở đây: khi cuộc sống hôn nhân đã lộ rõ những tính cách, bản chất của từng con người trong cuộc hôn nhân đó, khi mà những sự thật đó khiến mâu thuẫn xảy ra thì người trong cuộc sẽ xử lý như thế nào?

Thông thường, người ta chỉ nhìn thấy rõ lỗi lầm của người khác và cứ tiếp tục chỉ trích lẫn nhau cho tới khi không thể chịu đựng được nữa và hôn nhân chấm dứt. Chúng ta luôn cảm thấy rằng mình là người bị tổn thương, bản thân là đúng còn đối phương là sai hoàn toàn.

Thế nhưng, bạn của tôi ơi! Đôi khi lỗi lầm của người khác chỉ là một “cái dằm” nhỏ còn vấn đề của riêng chúng ta lại là một “khúc gỗ” lớn! Tại sao chúng ta lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào việc muốn lấy “cái dằm” trong mắt người khác mà không chịu nhìn thấy “khúc gỗ” trong mắt chúng ta? Chúng ta luôn luôn chỉ muốn chỉnh sửa người phối ngẫu của mình theo ý muốn cá nhân. Việc này là sẽ chỉ đem đến cho bạn sự mệt mỏi mà thôi. Sự thật là, chúng ta nên lấy “khúc gỗ” ra khỏi mắt mình trước sau đó mới thấy rõ mà lấy “cái dằm” ra khỏi mắt người khác được. Chúng ta cần suy xét mình chính mình để rồi sau đó mới có thể giúp người khác thay đổi được.

Nguồn: Unsplash

Chúng ta nên làm điều gì để có ích cho hôn nhân của mình?

Trước hết, chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta không một ai là hoàn hảo, kể cả chính bản thân. Vì vậy, trong mối quan hệ hôn nhân, bạn đừng kì vọng quá cao vào chính bản thân mình hay người phối ngẫu của mình để rồi dẫn đến thất vọng. Đôi khi sự kỳ vọng quá cao vào bản thân sẽ khiến bạn bị áp lực nữa, bạn phải cố gắng gồng mình để vẽ nên hình ảnh của bản thân mà bạn mong muốn. Khi đó cuộc sống sẽ rất nặng nề.

Bạn muốn cứu vãn hôn nhân của mình? Hãy đặt cho mình câu hỏi: “Vì sao chuyện này xảy đến? TÔI có sai lầm gì trong chỗ này không? Hãy chân thật và nhìn thẳng vào vấn đề. Đôi khi lỗi lầm khiến chúng ta xấu hổ và không dám thừa nhận mình sai. Để rồi chúng ta lại “xù lông” lên để bảo vệ chính cái sai của mình. Nhưng khi bạn dám nhìn thẳng vào bản thân mình, thừa nhận lỗi lầm, rũ bỏ cái tôi tự ái-tự yêu thì bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Khi bạn thay đổi, người phối ngẫu của bạn sẽ nhìn thấy và hôn nhân của bạn sẽ đi theo chiều hướng tốt hơn.

Dù đã bước vào hôn nhân, nhưng chúng ta vẫn cần tiếp tục đào sâu và tìm hiểu nhiều hơn, khám phá nhiều hơn về chính bản thân và người phối ngẫu của mình.

Hãy khám phá xem chính mình là ai? Người phối ngẫu của mình là ai? Điều gì đã tạo nên tính cách của bạn và người phối ngẫu? Quê hương, môi trường, văn hóa đã ảnh hưởng tới bạn và người phối ngẫu như thế nào? Gia đình, bạn bè của họ là những người ra sao? Nếu bạn hiểu rõ những điều này, bạn sẽ dễ dàng cảm thông cho người phối ngẫu của mình hơn nhiều.

Cuối cùng, hãy loại bỏ những “hình ảnh lý tưởng” về hôn nhân, về chính bản thân mình và về người phối ngẫu. Hãy biết chấp nhận, tha thứ và cùng thay đổi để cuộc hôn nhân của bạn sẽ có những ngày hạnh phúc và tốt đẹp!


bởi Quỳnh Mai