Khi trẻ con có thái độ tiêu cực

Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ con cái chúng ta phát triển một cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống? Trẻ than phiền về mọi thứ và hiếm khi tỏ ra hạnh phúc. Thái độ tiêu cực của trẻ ảnh hưởng đến việc đi học, và chắc rằng cũng gây tác hại đến khả năng kết bạn của trẻ.

Nguồn: Pexels

Đầu tiên, cần cố gắng tìm hiểu xem thái độ tiêu cực này có thể bắt nguồn từ đâu. Có một số nguyên nhân. Bạn hiểu rõ con bạn hơn ai hết, và bạn cũng ở trong vị trí thích hợp nhất để xác định diện mạo nào sau đây mô tả chuẩn xác tình trạng con bạn.

Đôi khi một thái độ tiêu cực có thể bắt nguồn từ tính khí bẩm sinh của trẻ. Có trẻ thì dễ chịu, trẻ khác thì khó thích nghi. Một số trẻ thì hung hăng và bạo ngược trong khi những trẻ khác thì có xu hướng ít nói và hướng nội. Cũng thế, một số trẻ có khuynh hướng vui vẻ, còn một số khác thì tập trung vào mặt ảm đạm của cuộc sống hơn. Nhóm đầu nhìn vào một cốc nước đầy một nửa, nhóm kia thì thấy nó vơi một nửa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có yếu tố di truyền mạnh trong những khác biệt về tính khí này. Đây là nhân tố bạn sẽ muốn cân nhắc cẩn thận khi cố gắng xử lý thái độ và hành vi tiêu cực của con mình. Bốn nhóm “tính khí” thuộc y khoa Hippôcrat và khoa tâm lý Trung Cổ – nhóm Choleric (có ảnh hưởng, sôi nổi, duy tâm); nhóm Sanguine (can đảm, đầy hy vọng, đắm thắm, tập thể); nhóm Phlegmatic (lý trí, bình tĩnh, khó xúc động, vững vàng); và nhóm Melancholy (ủ rủ, hướng nội, chán nản) – tuy không hẳn dựa trên khoa học hiện đại, nhưng có thể cung cấp những phân nhóm giúp ích cho việc suy đoán những tính cách đặc thù. Một số tác giả trong ngành cũng tận dụng các nhóm tính cách này trong các chuyên đề liên quan. Có thể là con trai bạn có tính khí melancholy đặc trưng.

Bốn nhóm “tính khí” thuộc y khoa Hippôcrat và khoa tâm lý Trung Cổ – nhóm Choleric (có ảnh hưởng, sôi nổi, duy tâm); nhóm Sanguine (can đảm, đầy hy vọng, đắm thắm, tập thể); nhóm Phlegmatic (lý trí, bình tĩnh, khó xúc động, vững vàng); và nhóm Melancholy (ủ rủ, hướng nội, chán nản) – tuy không hẳn dựa trên khoa học hiện đại, nhưng có thể cung cấp những phân nhóm giúp ích cho việc suy đoán những tính cách đặc thù. Một số tác giả trong ngành cũng tận dụng các nhóm tính cách này trong các chuyên đề liên quan. Có thể là con trai bạn có tính khí melancholy đặc trưng.

Nguồn: Pexels

Nhưng trong khi đặc thù tính khí và tính di truyền đóng vai trò quan trọng trong trường hợp này, thì những yếu tố thuộc môi trường cũng chịu trách nhiệm. Nói cách khác, trẻ em có thể học tính tiêu cực từ những người xung quanh chúng. Nếu cha mẹ nghiêm túc đối diện vấn đề này, họ nên tự hỏi những câu hỏi chân thành:

Phải chăng họ đã khuôn đúc loại thái độ và hành vi tiêu cực này cho con cái?

Bạn thậm chí có thể không nhận thấy hiện tại là mình tiêu cực: phải chăng một trong hai người (bạn và chồng/vợ bạn) đã trải nghiệm sự trầm cảm hoặc vật lộn với một giai đoạn khó khăn trong đời sống trước đây khi con bạn còn nẳm ngửa và đi chập chững? Nếu không, có thể bạn đã phạm sai lầm khi vun vén cho sự tiêu cực của con mình bằng việc bỏ qua những than phiền và nuông chiều nó quá mức? Có lẽ bạn đã làm vậy khi con bạn còn nhỏ và chỉ bây giờ bạn mới thấy hậu quả.

Đừng nhượng bộ cho cảm xúc tồi tệ của trẻ. Đừng đổ dồn sự chú ý lên trẻ khi chúng bắt đầu rên rỉ và lầm bầm về điều gì đó. 

Dù vấn đề là thuộc nguồn gốc tính khí hay môi trường, bạn chỉ có thể vạch trần nó bằng cách thực hiện các thay đổi trong cách thức và phương pháp làm cha mẹ của mình. Tập trung vào việc loại trừ xu hướng than vãn của con bạn bằng cách phớt lờ trẻ khi trẻ tiêu cực. Đừng nhượng bộ cho cảm xúc tồi tệ của trẻ. Đừng đổ dồn sự chú ý lên trẻ khi chúng bắt đầu rên rỉ và lầm bầm về điều gì đó. Nếu trẻ kể lể cách nặng nề về một ngày của mình tại trường hoặc về một bữa tiệc sinh nhật mà trẻ đã tham dự, hoặc về các hoạt động trẻ vừa tham gia, hãy nói với trẻ rằng bạn thấy tiếc khi trẻ cảm nhận như vậy rồi tiếp tục công việc bạn đang làm. Đừng kéo dài sự bàn luận. Hãy cứ lờ đi.

Mặt khác, khi con bạn nói điều gì tích cực hay bày tỏ sự nhiệt thành, dù ít ỏi, bạn nên ủng hộ hành vi này bằng cách mỉm cười và tuyên dương trẻ, bảo với trẻ rằng bạn đánh giá cao thái độ lạc quan của trẻ. Bạn có thể thưởng cho trẻ vì những khẳng định và cư xử tích cực bằng cách lập lên một thang điểm ngôi sao trên cửa tủ lạnh và gắn vào một sticker ngôi sao mỗi khi trẻ nói hay làm gì khiến bạn vui.

Nguồn: Unsplash

Một khả năng khác bạn có thể cần cân nhắc: thái độ tiêu cực của con bạn có thể được lý giải bởi các yếu tố vật lý và sinh lý. Có một tình trạng mà trong phân tâm học gọi là chứng trầm cảm thường xuyên (dysthymia) – các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, tự ti – thật ra là bệnh trầm cảm kinh niên. Nó có biểu thị là thiếu hụt năng lượng, không thích thú trong cuộc sống, thậm chí cố hữu quan điểm tiêu cực.

Nếu trầm cảm đã có trong gia đình bạn, hoặc nếu bạn nghi vấn rằng các nan đề của con bạn có liên quan đến chứng trầm cảm thường xuyên, lời khuyên là bạn nên cho con đi khám tại các phòng khám tâm lý nhi đồng. Trầm cảm và trầm cảm kinh niên thường dễ chữa trị với thuốc men hoặc trị liệu tâm lý. Thật ra, nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp cả hai cách thường cho ra các kết quả tốt.

Đội ngũ tư vấn chúng tôi có thể đề cử cho bạn các chuyên gia tâm lý trị liệu. Họ sẽ sẵn lòng thảo luận tình trạng bạn đang gặp qua trò chuyện trực tuyến hoặc điện thoại trực tiếp.

Nếu phương cách này thích hợp cho bạn, hãy liên lạc ngay với tư vấn viên của chúng tôi!


Nguồn: Focus On The Family

Xem thêm

Chưa có bình luận nào, bạn có muốn trở thành người đầu tiên?


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *